Performance marketing là gì? Các hình thức performance marketing bạn nên áp dụng

Performance marketing là gì? Làm sao để đạt “performance” đây? Nếu là người trong “ngành” hẳn thuật ngữ này đã quá quen thuộc với bạn. Nhưng nếu bạn bắt đầu học về marketing hay muốn tìm hiểu để nâng cao hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Performance marketing là gì? 

Performance marketing có thể hiểu là tiếp thị dựa trên hiệu suất. (Hiệu suất ở đây là những kết quả mong muốn được thực hiện như số lượt tiếp cận, số người tương tác, số lead thu về, số đơn hàng…). Doanh nghiệp đưa ngân sách để thực hiện các hoạt động để thu hút khách hàng mua hoặc sử dụng dịch vụ.

Performance marketing hoạt động như thế nào?

Sau khi đọc khái niệm về performance marketing là gì, điều quan trọng tiếp theo bạn cần biết là 4 nhóm ngành thực hiện các chiến dịch performance marketing thành công bao gồm:

Retailers và Merchants

Họ còn được gọi như những nhà quảng cáo. Là đơn vị trực tiếp có nhu cầu quảng cáo cho sản phẩm của mình. Để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng hoặc tăng doanh số bán hàng, họ thực hiện tiếp thị liên kết thông qua các đối tác hoặc gia tăng nhà bán lẻ.

Ví dụ thường thấy là các công ty về thực phẩm, thời trang, may mặc, sắc đẹp, F&B… là những nhóm ngành thành công khi sử dụng performance marketing. Họ sử dụng hệ thống bán lẻ hoặc những người có ảnh hưởng để tác động tới khách hàng mới, tạo cho họ niềm tin để trở thành khách hàng trung thành.

Affiliates hoặc Publishers

Đây là nhóm doanh nghiệp hoặc cá nhân làm nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm từ công ty cung cấp để nhận hoa hồng. Họ có thể sử dụng các kênh truyền thông như website, blog, mạng xã hội, quảng cáo… để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Họ sử dụng nhiều các chiến dịch khác nhau như chạy quảng cáo hiển thị trên banner hoặc quảng cáo blog khi khách hàng tìm kiếm (SEM) để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm tùy vào mục đích của họ.

Sơ đồ hoạt động của affiliate marketing
Sơ đồ hoạt động của affiliate marketing

Networks and Platforms

Nền tảng thứ ba hoặc mạng lưới đối tác liên kết với thương hiệu hay nhà bán lẻ, doanh nghiệp nhằm cung cấp các dịch vụ:

  • Các công cụ, các banners, text links
  • Theo dõi các chiến dịch và quản lý ngân sách chi tiêu

Một số những yếu tố đo lường như leads, lượng nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi… nằm trong khối KPIs đã thỏa thuận. Những nền tảng và mạng lưới giúp bạn cung cấp dịch vụ và đo lường được yêu thích trên toàn cầu là Google, FacebookTikTok,…

Outsourced program managers – OPMs

Khi một doanh nghiệp không có đủ nhân sự để làm họ sẽ thuê một đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing, gọi là agency để làm việc. OPMs giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch marketing, quản lý khâu sản xuất, thiết kế chiến dịch và thực hiện các quy định để đảm bảo chiến dịch chạy hiệu quả. Các agency có thể tối ưu các chiến dịch để cho ra kết quả tốt nhất như dùng landing page, tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO), nội dung tiếp thị…

3. 4 hình thức performance marketing phổ biến

Để có hiệu quả cao trong performance marketing, thông thường 4 hình thức dưới đây là hoạt động phổ biến, tốt nhất cho doanh nghiệp:

3.1. Social Media Advertising (quảng cáo trên mạng xã hội)

Hầu hết các thương hiệu tìm tập khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội. Trong khi Facebook và Instagram có lượng người dùng lớn và đa dạng thì Pinterest lại là một nền tảng nơi những người mua hàng có sở thích riêng khám phá. Linkedin thu hút những chuyên gia còn Snapchat và TikTok thu hút lứa trẻ sử dụng. Do đó các nhà tiếp thị có nhiều lựa chọn để tiếp cận khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Nếu bạn muốn có lưu lượng truy cập trực tuyến hoặc tăng nhận thức về thương hiệu, bạn có thể xác định nền tảng phù hợp với tập khách hàng và tiếp cận họ trên quy mô lớn nhờ mạng xã hội. Khi đó chỉ số để đánh giá performance marketing sẽ là: lượng tiếp cận, lượt tương tác, chia sẻ, bình luận, số lần nhấp, thời gian xem video, nhắn tin, mua hàng…

Quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội là hình thức đem lại hiệu suất marketing lớn hiện nay
Quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội là hình thức đem lại hiệu suất marketing lớn hiện nay

3.2. Native Advertising (quảng cáo tự nhiên)

Không giống như các nội dung quảng cáo trả phí trực tiếp, quảng cáo tự nhiên là cách “trà trộn” vào nội dung mà người đọc muốn tìm kiếm trên một số trang web. Ví dụ, bằng cách đặt hàng trên các tờ báo, viết các chủ đề liên quan gần với nội dung của độc giả quan tâm để thu hút, giáo dục khách hàng về sản phẩm, thương hiệu.

Đối với những nhà tiếp thị hiệu suất (performance marketers), loại quảng cáo này nhằm remarketing dựa trên quy mô, nơi mà họ đưa ra các nội dung, giáo dục và thông tin cho khách hàng, từ đó nhắm mục tiêu dựa trên sự quan tâm và ý định của khách. Hiệu quả của native advertising là dựa trên số lần hiển thị hoặc lượt nhấp để xem bài viết.

3.3. Sponsored Content (nội dung được tài trợ)

Nội dung được tài trợ được thực hiện đúng sẽ có giá trị cực kỳ cao cho chiến dịch marketing. Thay vì trả phí trực tiếp cho các nền tảng để thu hút lượt xem, tương tác trực tiếp, bạn sẽ trả phí cho bên thứ ba. Ví dụ như chuyên gia hay các trang web uy tín để nói về câu chuyện thương hiệu và làm cho khách hàng yêu quý nó. Một nội dung thành công, nó phải hấp dẫn và giải quyết được vấn đề của người dùng.

Nhiều gói tài trợ thông tin được cung cấp trên nền tàng YouMed- trang tin y tế hàng đầu tại Việt Nam
Nhiều gói tài trợ thông tin được cung cấp trên nền tàng YouMed- trang tin y tế hàng đầu tại Việt Nam

3.4.  Performance Partnerships (đối tác liên kết)

Có thể hiểu performance partnerships là chương trình tiếp thị liên kết chất lượng cao, ở đây doanh nghiệp sẽ bắt tay với các đối tác (người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng) để tăng hiệu suất thông qua các chiến dịch marketing. Họ có tác động đáng kể vào việc hình thành nhận thức của độc giả và thúc đẩy họ quyết định mua hàng.

Không chỉ là hợp tác truyền thông, doanh nghiệp có thể đề nghị ký kết ở hình thức đối tác kinh doanh, chi nhánh… để đa dạng hình thức liên kết và gia tăng doanh số tốt hơn.

Đây là một hình thức trong performance marketing các công ty lớn ưu tiên. Mặc dù bỏ ra số tiền đầu tư lớn hơn nhưng về lâu dài, hình thức này có lợi cho mặt nhận diện thương hiệu, tạo uy tín và thúc đẩy doanh số cao thay vì bỏ tiền ra chạy quảng cáo đổi lấy lượt hiển thị, lượt nhấp…

Tạm kết

Performance marketing là hoạt động mang lại nhiều lợi ích giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất về các mục tiêu bán hàng, các chỉ số đo lường chính xác, rõ ràng. Từ đó bạn sẽ dễ dàng quản lý, theo dõi tỷ số lợi nhuận (ROI) tốt hơn. Cùng với kế hoạch phát triển performance marketing, bạn có thể kết hợp nhiều hình thức marketing khác để đạt hiệu quả tốt nhất dựa trên mục tiêu và ngân sách của công ty.

Nguồn tham khảo: Hedima.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *